Vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng, nhà vi bằng cùng các vấn đề pháp lý có liên quan là gì? Hãy theo dõi bài viết của Tư vấn Luật để hiểu rõ hơn.
1. Nhà vi bằng là gì?
Nhà vi bằng là gì có thể hiểu như sau:
Vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Hiểu đơn giản nhất thì vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo.
Mua nhà qua vi bằng được hiểu là người mua và người bán làm hợp đồng trước sự chứng kiến của Thừa phát lại mà không đem đi công chứng. Như vậy, việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không có giá trị pháp lý và không phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Đặc điểm của nhà vi bằng là gì?
Đặc điểm của nhà vi bằng là gì bao gồm các đặc điểm cụ thể như sau:
+ Là kết quả của quá trình quan sát trực quan và được phản ánh một cách khách quan, trung thực trong một văn bản do thừa phát lại lập
+ Hình thức của vi bằng là văn bản.
+ Văn bản này phải do chính thừa phát lại lập, họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng;
+ Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến;
+ Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản;
+ Vi bằng do thừa phát lại lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh;
+ Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài.
+ Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.
3. Hệ quả pháp lý của mua nhà vi bằng là gì?
Căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu. Do đó, hợp đồng mua bán nhà bằng vi và nhà vi bằng là gì sẽ bị vô hiệu và có các hậu quả sau đây:
+ Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
+ Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
+ Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
+ Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
+ Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
+ Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
4. Những rủi ro khi mua nhà vi bằng là gì?
Những rủi ro có thể gặp phải cụ thể như sau:
+ Chủ nhà mới sẽ gặp rủi ro, hạn chế trong việc xây cất, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng… do hợp đồng mua bán không có giá trị pháp lý.
+ Khó khăn trong các thủ tục pháp lý.
+ Nếu mua nhà ở đang bị thế chấp ngân hàng thì sẽ phát sinh tranh chấp không đáng có.
+ Mua căn nhà được bán cho nhiều người, khiến các người mua phải đi tranh chấp một căn nhà.
Trên đây là bài viết giới thiệu về vi bằng cũng các vấn đề pháp lý có liên quan. Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi. Với đội ngũ Luật sư giỏi chúng tôi sẽ cam kết tư vấn và cung cấp dịch vụ tốt nhất.
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 24/7
HÃY GỌI NGAY: 0918 22 99 88
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí cho mọi người với đội ngũ luật sư tư vấn tân tình. Hãy gọi ngày cho chúng tôi để được tư vấn luật miễn phí và chính xác nhất. |
LƯU Ý
Tất cả các bài viết được đăng tải trên website: http://giaidapluat.com chỉ mang tính chất tham khảo và không được coi là ý kiến tư vấn để áp dụng trong các trường hợp cụ thể của khách hàng. Nghiêm cấm sao chép, tái bản dưới mọi hình thức khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của GIẢI ĐÁP LUẬT và người gửi yêu cầu tư vấn.