Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của một hoặc cả 2 bên chủ thể của hợp đồng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng vay. Hãy cùng Tư vấn luật theo dõi bài viết dưới đây về vấn đề tranh chấp hợp đồng vay tài sản.
1. Một số tranh chấp điển hình phát sinh từ hợp đồng vay tài sản? Nguyên nhân
1.1. Một số tranh chấp thường gặp phát sinh từ hợp đồng vay tài sản:
– Tranh chấp hợp đồng vay tài sản liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng
– Tranh chấp phát sinh khi bên vay chậm trả nợ
– Tranh chấp hợp đồng vay tài sản về lãi suất cho vay
– Tranh chấp hợp đồng vay tài sản liên quan đến tài sản đảm bảo khoản vay
– Tranh chấp phát sinh do hình thức giả tạo của hợp đồng vay tài sản
1.2. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng vay tài sản
– Do sự chủ quan của các bên trong việc thiết lập hợp đồng vay. Các chủ thể tham gia hợp đồng thiếu hiểu biết về pháp luật khi điều chỉnh quan hệ hợp đồng dẫn đến không rõ các quy định về lãi suất cho vay, tài sản vay,…
– Do các bên cho vay chỉ quan tâm đến lợi nhuận, lợi ích của mình mà bất chấp việc vi phạm và phá vỡ các thỏa thuận hoặc do bên vay không đủ khả năng trả các khoản vay.
– Sự biến động của những yếu tố như giá cả, tỷ giá của hàng hóa cho vay có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra tranh chấp.
– Quy định của pháp luật về hợp đồng vay còn một số hạn chế, chồng chéo nhau, gây khó khăn cho các bên cũng như các chủ thể áp dụng pháp luật.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng vay tài sản các bên nên cùng thỏa thuận, thương lượng giải quyết vấn đề này trên nguyên tắc tôn trọng nhau, đi đến kết quả có lợi nhất cho cả hai bên.
Trường hợp các bên không thể thống nhất được hướng giải quyết thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Đối với hợp đồng vay tài sản là hợp đồng dân sự vì vậy theo quy định tại khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp là tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết theo trình tự, thủ tục sơ thẩm;
3. Các hình thức giải quyết tranh chấp
– Phương thức thương lượng, hòa giải
+ Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không chính thức, không có sự can thiệp của bất kể cơ quan nhà nước hay bên thứ ba nào.
+ Hòa giải có sự tham gia của bên thứ 3 là cầu nối để các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
+ Các bên phải tự thương lượng, hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp. Khi thương lượng, hòa giải bất thành mới đưa ra Tòa án giải quyết. Ngay tại Tòa án, các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau.
– Phương thức giải quyết theo thủ tục tố tụng tư pháp
4. Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Theo quy định tại Điều 186 BLTTDS 2015 thì cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp khi cho rằng một bên vi phạm nghĩa vụ về hợp đồng vay tài sản.
Theo đó thủ tục giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm như sau:
– Cá nhân, tổ chức làm Đơn khởi kiện với nội dung theo Điều 189 BLTTDS 2015 gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
– Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu hồ sơ hợp lệ thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí và Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án.
– Sau khi thụ lý vụ án Tòa án sẽ xem xét và chuẩn bị xét xử vụ án. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ tiến hành phiên họp kiểm tra giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải. Sau đó, Tòa án sẽ ban hành các quyết định như công nhận hòa giải thành, tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
– Nếu vụ án không rơi vào trường hợp trên thì Thẩm phán phải quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
– Xét xử phúc thẩm (nếu có)
5. Thời hiệu khởi kiện
Theo quy định, thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp hợp đồng cho vay là 03 (ba) năm. Tuy nhiên, trong trường hợp hết thời hiệu khởi kiện nếu:
- Bên vay đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người cho vay;
- Bên vay thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người cho vay;
- Các bên đã tự hòa giải với nhau.
Lúc này thời hiệu khởi kiện sẽ bắt đầu lại từ đầu tại thời điểm ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện thừa nhận hoặc hòa giải ở trên.
6. Án phí
Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là dạng tranh chấp có giá ngạch do đó án phí được thực hiện như sau:
a | Từ 6.000.000 đồng trở xuống | 300.000 đồng |
b | Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
c | Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d | Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng |
đ | Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
e | Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. |
Tư vấn luật cung cấp dịch vụ pháp lý với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi, với đội ngũ Luật sư giỏi sẽ hỗ trợ tư vấn tận tâm.
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 24/7
HÃY GỌI NGAY: 0918 22 99 88
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí cho mọi người với đội ngũ luật sư tư vấn tân tình. Hãy gọi ngày cho chúng tôi để được tư vấn luật miễn phí và chính xác nhất. |
LƯU Ý
Tất cả các bài viết được đăng tải trên website: http://giaidapluat.com chỉ mang tính chất tham khảo và không được coi là ý kiến tư vấn để áp dụng trong các trường hợp cụ thể của khách hàng. Nghiêm cấm sao chép, tái bản dưới mọi hình thức khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của GIẢI ĐÁP LUẬT và người gửi yêu cầu tư vấn.