telegram
whatsapp
call
zalo
chat

Tội tàng trữ trái phép thuốc lá bị xử phạt như thế nào?

Tàng trữ trái phép thuốc lá là hành vi cất giữ một lượng lớn thuốc lá trái phép mà không được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vậy, tội tàng trữ trái phép thuốc lá và các vấn đề pháp lý có liên quan là gì? Hãy cùng theo dõi bà viết của Tư vấn luật để hiểu rõ hơn.

1. Tội tàng trữ trái phép là gì?

Buôn lậu là buôn bán hàng hóa qua biên giới một cách trái phép.

Tàng trữ trái phép là hành vi cất giữ một số lượng hàng hóa, vật thể nhất định, mà việc cất giấu này trái với quy định của pháp luật.

Như vậy, tàng trữ trái phép thuốc lá là hành vi cất giữ một lượng lớn thuốc lá trái phép mà không được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

2. Các yếu tố cầu thành tội tàng trữ trái phép thuốc lá bị

2.1. Chủ thể

  • Là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự
  • Đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì chỉ bị truy cứu tội tàng trữ trái phép chất ma túy khi phạm tội mang tính chất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015.
  •  Người có hành vi vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu;
  •  Chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở có hành vi tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu;
  • Người có hành vi giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu.

2.2. Về mặt khách quan

  • Người phạm tội tàng trữ trái phép thuốc lá dưới các hình thức như: cất, giữ, giấu, lưu giữ thuốc lá một cách bất hợp pháp ở các địa điểm sau:túi, vali, nhà, ….
  • Mục đích chủ yếu là tàng trữ để với mục đích mua hoặc bán hoặc vận chuyển hoặc sản xuất trái phép thuốc lá để thu lợi bất chính.
  • Hậu quả: không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội.

2.3. Về mặt Khách thể

Hành vi phạm tội tàng trữ trái phép thuốc lá xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất độc hại.

2.4. Mặt chủ quan

Người phạm tội tàng trữ trái phép thuốc lá thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người khác, gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến những mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng họ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

3. Tội tàng trữ trái phép thuốc lá bị xử phạt như thế nào?

3.1. Xử phạt tội tàng trữ thuốc lá theo quy định hành chính

Theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi 185/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính sản xuất buôn bán hàng giả cấm quy định:

+ Đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, mức phạt tiền cảnh cáo từ 500.000 đồng đến 70.000.000 đồng tùy theo từng trường hợp được quy định tại Điều 25 Nghị định 124/2015/NĐ-CP

+Người nào vận chuyển, tàng trữ trái phép thuốc lá nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+Người nào vận chuyển, tàng trữ trái phép thuốc lá nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm

+ Người nào vận chuyển, tàng trữ trái phép thuốc lá thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, việc vận chuyển 1000 bao thuốc lá có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3.2. Xử phạt tội tàng trữ thuốc lá theo quy định hình sự

Ngoài ra đối với tội buôn lậu cũng được quy định rõ tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định như sau:

+ Khoản 1 điều 188 Bộ luật hình sự 2015 có sửa đổi bổ sung 2017 quy định về mức hình phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc đối với những hành vi gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn sẽ bị áp dụng hình phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm tù khi có hành vi buôn bán hàng hóa trái với quy định của pháp luật với giá trị hàng hóa từ 100 triệu đến dưới 300 triệu đồng.

+ Khoản 2 điều 188 Bộ luật hình sự 2015 quy định về mức hình phạt đối với hành vi buôn lậu có tính chất tổ chức, thực hiện hành vi với nhiều thủ đoạn tinh vi mang tính chất chuyên nghiệp nhằm che giấu hành vi phạm tội; Với các hành vi vi phạm với giá trị tài sản từ 300 triệu đến dưới 500 triệu đồng…với mức phạt tù từ 3 năm đến 7 năm tù, hoặc đối với hình thức phạt tiền từ 300 triệu đến 1 tỷ 500 triệu đồng.

+ Khoản 3 điều 188 Bộ luật hình sự 2015 quy định về mức phạt với hình thức xử phạt tiền từ 1tỷ 500 triệu đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm tù khi mức độ vi phạm nghiêm trọng và hậu quả của hành vi nghiêm trọng hơn với giá trị đối tượng tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng hoặc khoản lợi bất chính mà người có hành vi vi phạm đạt được sau khi thực hiện hành vi là từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.

+ Khoản 4 điều 188 Bộ luật hình sự 2015 quy định về mức phạt tù từ 12 năm tù đến 20 năm tù chỉ với hình thức xử phạt tù. Mức xử phạt này áp dụng cho những trường hợp người có hành vi vi phạm có giá trị tài sản dùng để buôn lậu từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc thực hiện hành vi này thu lợi bất chính từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc trong các trường hợp đặc biệt như chiến tranh, dịch bệnh và lợi dụng các hoàn cảnh đặc biệt này để thực hiện hành vi phạm tội.

4. Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật hình sự 2015 số: 100/2015/QH13 ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015
  • Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ Tư vấn luật hãy liên hệ với chúng tôi.

 

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 24/7

HÃY GỌI NGAY: 0918 22 99 88

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí cho mọi người với đội ngũ luật sư tư vấn tân tình. Hãy gọi ngày cho chúng tôi để được tư vấn luật miễn phí và chính xác nhất.

LƯU Ý

Tất cả các bài viết được đăng tải trên website: http://giaidapluat.com chỉ mang tính chất tham khảo và không được coi là ý kiến tư vấn để áp dụng trong các trường hợp cụ thể của khách hàng. Nghiêm cấm sao chép, tái bản dưới mọi hình thức khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của GIẢI ĐÁP LUẬT và người gửi yêu cầu tư vấn.

Chuyên Mục: Hành Chính,Hình Sự,Luật Sư

Chủ Đề: ,,