Chữ ký điện tử là một đoạn thông tin đi kèm với dữ liệu điện tử nhằm xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
Chữ ký số cá nhân là một loại chữ ký điện tử, có giá trị tương đương với chữ ký tay của mỗi cá nhân.
Vậy, thủ tục đăng ký chữ ký số cá nhân và các vấn đề pháp lý có liên quan là gì? Bài viết dưới đây của Tư vấn Luật sẽ giải đáp những vấn đề đó.
1. Khái niệm và nội dung của chữ ký điện tử cá nhân
1.1. Khái niệm chữ ký điện tử cá nhân
Chữ ký số cá nhân là một loại chữ ký điện tử, có giá trị tương đương với chữ ký tay của mỗi cá nhân. Chữ ký số cá nhân được dùng với mục đích xác thực danh tính của người ký trong các trường hợp sau:
+ Ký kết các văn bản, tài liệu điện tử như: hợp đồng, thỏa thuận, hóa đơn điện tử,…
+ Tham gia các giao dịch trực tuyến như: kê khai thu nhập cá nhân, sử dụng internet banking, giao dịch chứng khoán…
Cũng như chữ ký số thì chữ ký số cá nhân cũng có cấu tạo có hai phần đó là phần cứng và phần mềm.
+ Phần cứng: USD Token được bảo mật bằng mật khẩu.
+ Phần mềm: Chứng thư số có tác dụng xác thực danh tính của người ký.
1.2. Nội dung của chữ ký điện tử cá nhân
Để được phép sử dụng chữ ký số cá nhân, người dùng phải đăng ký chứng thư số cá nhân với đơn vị cung cấp chữ ký số.
Chứng thư số có tác dụng xác thực danh tính của người ký, có giá trị tương đương với chứng minh thư/căn cước công dân của mỗi người dùng trong môi trường hợp.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 130/2018/NĐ-CP thông tin trong chứng thư số cá nhân bao gồm:
Tên của người đăng ký chứng thư số; Tên của thuê bao; Số hiệu chứng thư số; Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số; Khóa công khai của thuê bao; Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số; Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; Thuật toán mật mã; Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Đối tượng sử dụng chữ ký số cá nhân
Hiện nay, mỗi cá nhân đều có một chữ ký cá nhân riêng của bản thân. Đặc biệt trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thời đại 4.0 thì chữ ký điện tử cá nhân đã ra đời và ngày càng được ưu chuộng và sử dụng rộng rãi. Mọi công dân Việt Nam khi có nhu cầu sử dụng chữ ký số cá nhân đều có thể đăng ký với đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và sử dụng tương đương với chữ ký tay của mình. Trong các doanh nghiệp đối tượng cần sử dụng và đang sử dụng nhiều nhất đó là: Tổng giám đốc, Giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, kế toán trưởng,….
3. Trình tự thủ tục đăng ký chữ ký điện tử cá nhân
Đăng ký chữ ký điện tử cá nhân tiến hành theo trình tự thủ tục như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký cấp chữ ký số qua USB Token
Sau khi đặt mua chữ ký số thành công nộp hồ sơ đăng ký cấp chữ ký số qua USB Token liên hệ và nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị cung cấp.
Bước 2: Nhà cung cấp kiểm tra, thẩm định hồ sơ đăng ký chữ ký số cá nhân
Bước 3: Cài đặt và kích hoạt USB Token
Sau khi hồ sơ đăng ký được nhà cung cấp thẩm định thành công. USB Token sẽ được gửi về đơn vị và tiến hàng cài đặt và kích hoạt USB để thực hiện ký số bằng USB Token
Bước 4: Doanh nghiệp đăng ký tài khoản với Tổng cục Thuế
Bước 5: Sau khi xác nhận thông tin, Trung tâm chứng thực chữ ký số quốc gia sẽ trả lại kết quả xác nhận với cơ quan thuế. Khi đó doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để ký điện tử các văn bản điện tử.
4. Căn cứ pháp lý
- Quyết định số 1984/2015/QĐ-TCT về việc ban hành “quy chế tạm thời quản lý và sử dụng chứng thư số, dịch vụ chứng thực chữ ký số trong ngành thuế”
- Thông tư 41/2017/TT-BTTTT quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước
- Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
5. Câu hỏi thường gặp
5.1. Thời hạn sử dụng chứng thư số cá nhân là gì?
Tại Điều 59, Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số nêu rõ: Thời hạn chứng thư số là thời gian mà chứng thư có hiệu lực khi thực hiện ký tài liệu, văn bản số.
5.2. Giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Quyết định số 1984/2015/QĐ-TCT: chữ ký số có giá trị pháp lý trên tất cả các văn bản điện tử như tờ khai thuế, hóa đơn điện tử, vé điện tử, hợp đồng mua bán hàng, hợp đồng đối tác,…
5.3. Vì sao nên sử dụng chữ ký số
Chữ ký số cá nhân được bảo mật chặt chẽ, không thể bị sao chép và giả mạo. Sử dụng chữ ký số sẽ tránh được tình trạng bắt chước. Văn bản số có chữ ký số đảm bảo tính toàn vẹn, chính xác, đồng thời là bằng chứng cho các giao dịch điện tử. Chữ ký số dễ dàng tiếp cận và sử dụng với cá nhân, doanh nghiệp.
Tư vấn luật cung cấp dịch vụ pháp lý với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi, với đội ngũ Luật sư giỏi sẽ hỗ trợ tư vấn tận tâm.
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 24/7
HÃY GỌI NGAY: 0918 22 99 88
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí cho mọi người với đội ngũ luật sư tư vấn tân tình. Hãy gọi ngày cho chúng tôi để được tư vấn luật miễn phí và chính xác nhất. |
LƯU Ý
Tất cả các bài viết được đăng tải trên website: http://giaidapluat.com chỉ mang tính chất tham khảo và không được coi là ý kiến tư vấn để áp dụng trong các trường hợp cụ thể của khách hàng. Nghiêm cấm sao chép, tái bản dưới mọi hình thức khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của GIẢI ĐÁP LUẬT và người gửi yêu cầu tư vấn.