Luật sư tư vấn pháp luật - Công ty Luật VinLawyer
27 C
Hanoi
Luật sư tư vấn pháp luật - Công ty Luật VinLawyer
HomeHành ChínhSo sánh khiếu nại và tố cáo

So sánh khiếu nại và tố cáo

Khiếu nại và tố cáo đều là quyền của công dân nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi thực hiện quyền tố cáo hay khiếu nại theo đúng quy định hiện hành. Vậy, tố cáo và khiếu nại khác nhau như thế nào hãy cùng Tư vấn Luật theo dõi bài viết dưới đây.

Tiêu chí

Khiếu nại

Tố cáo

Khái niệmLà việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Luật điều chỉnh– Luật khiếu nại 2011

– Thông tư Số: 07/2013/TT-TTCP Thông tư quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
– Nghị định Số: 75/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại (Những nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo của người lao động tại Nghị định này bị bãi bỏ bởi Điều 46 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)

– Thông tư Số: 02/2016/TT-TTCP sửa đổi, bổ sung một số Điều của thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.

– Luật tố cáo 2018

– Nghị định Số: 31/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số Điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo
– Nghị định Số: 28/2019/NĐ-CP Quy định về Tố cáo và giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân
– Nghị định Số: 22/2019/NĐ-CP Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong công an nhân dân

Mục đíchNhằm hướng tới lợi ích, đi đòi lại lợi ích mà chủ thể khiếu nại cho là họ đã bị xâm phạmNhằm hướng tới việc xử lý hành vi vi phạm và người có hành vi vi phạm
Chủ thể thực hiện quyền– Công dân.

– Cơ quan, tổ chức.

– Cán bộ, công chức,

– Công dân
Đối tượng– Quyết định hành chính.

– Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

– Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

– Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực
Yêu cầu về thông tinKhông quy định người khiếu nại chịu trách nhiệm về việc khiếu nại sai sự thậtCung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật Khiếu nại tố cáo năm 2018

– Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;

– Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;

– Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Thái độ xử lýKhông được khuyến khíchĐược khuyến khích
Khen thưởngKhông có quy địnhĐiều 9, Khoản 1, điểm g, Luật Khiếu tố cáo 2018 quy định:

– Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Riêng với việc tố cáo hành vi tham nhũng còn được xét tặng thưởng với số tiền lên đến 3.45 tỷ đồng theo Thông tư liên tịch  01/2015/TTLT-TTCP-BNV.

Kết quả giải quyết– Quyết định giải quyết.– Xử lý tố cáo
Thời hiệu thực hiện– 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

– 15 ngày kể từ ngày cán bộ, công chức, viên chức nhận được quyết định xử lý kỷ luật với trường hợp khiếu nại lần đầu.

– Không quy định thời hiệu
Các trường hợp không thụ lý đơnKhông có quy định cụ thểNgười giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Tố cáo 2018;

– Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;

– Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;

– Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật

Hậu quả pháp lý phát sinh khi rút đơnCơ quan nhà nước chấm dứt giải quyết.Cơ quan nhà nước không chấm dứt xử lý.

Như vậy, qua bài viết này quý bạn đọc muốn tìm hiểu sâu hơn về khiếu nại và tố cáo hãy liên hệ với chúng tôi, Đội ngũ Luật sư giỏi sẽ giải đáp mọi thắc mắc.

Tư vấn luật online
Tổng đài: 0918.22.99.88

TƯ VẤN LUẬT TƯƠNG TỰ

TƯ VẤN LUẬT NỔI BẬT

CÁC TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN

Mẫu đơn tố cáo tội phạm mới nhất

Tố cáo là gì? Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được quy định như thế nào? Hãy cùng Tư vấn Luật theo...