Thi hành pháp luật là gì, đặc điểm cùng các vấn đề phấp lý liên quan là gì? Hãy cùng Tư vấn luật tìm hiểu vấn đề này.
1. Thi hành pháp luật là gì?
Thi hành pháp luật là việc chủ thể pháp luật chủ động thực hiện điều pháp luật yêu cầu. Thi hành pháp luật mang tính bắt buộc thực hiện.
2. Đặc điểm thi hành pháp luật là gì
Đặc điểm của thi hành pháp luật cụ thể như sau:
+ Tính chất: mang tính bắt buộc thực hiện hành vi hành động mang tính hợp pháp.
+ Bản chất: có tính chủ động, tích cực, thực hiện pháp luật dưới hình thức hành vi hành động.
+ Đối tượng thực hiện: mọi chủ thể.
3. Một số tổ chức, cá nhân thi hành pháp luật là gì?
3.1. Tổ chức Nhà nước thi hành pháp luật
Căn cứ Hiến pháp năm 2013 quy định thi hành pháp luật là gì và tổ chức nhà nước thi hành pháp luật như sau:
Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Như vậy, Ủy ban nhân dân sẽ là cơ quan được giao trách nhiệm tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
3.2. Cá nhân, tổ chức khác thi hành pháp luật
Cá nhân
Căn cứ Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định cá nhân, tổ chức nhà nước thi hành pháp luật như sau:
+ Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
+ Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
Lý lịch rõ ràng;
Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
Có trình độ văn hóa phù hợp.”
Những cá nhân thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật thì phải tiến hành nhập ngũ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Nếu không thi hành quy định trên thì cá nhân đó đang không thi hành pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tổ chức:
Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, thi hành pháp luật không chỉ là nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức mà tổ chức nhà nước cũng có nghĩa vụ thi hành.
4. Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp năm 2013
- Bộ luật Dân sự 2015 số: 91/2015/QH13
- Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 số: 78/2015/QH13
Như vậy, thi hành pháp luật không chỉ đối với cá nhân mà mọi tổ chức đều phải thực hiện nghiêm minh. Vậy, pháp luật và các quy định pháp luật nói chung được cụ thể hóa như thế nào hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ Luật sư giỏi tư vấn.