Luật sư tư vấn pháp luật - Công ty Luật VinLawyer
31 C
Hanoi
Luật sư tư vấn pháp luật - Công ty Luật VinLawyer
HomeHành ChínhKinh doanh, tàng trữ hàng hoá không rõ nguồn gốc

Kinh doanh, tàng trữ hàng hoá không rõ nguồn gốc

Tàng trữ trái phép là cất giữ một số lượng hàng hóa, vật thể nhất định, mà việc cất giấu này trái với quy định của pháp luật.

Vậy kinh doanh, tàng trữ hàng hoá không rõ nguồn gốc cùng các vấn đề pháp lý liên quan là gì?

1. Kinh doanh, tàng trữ hàng hoá không rõ nguồn gốc là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP

Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường; không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất; hoặc xuất xứ của hàng hóa.

Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm:

+ Thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa;

+ Bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa;

+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng;

+ Hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa;

+ Giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa; với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.

Như vậy hành vi kinh doanh, tàng trữ hàng hoá không rõ nguồn gốc là hành vi vi phạm pháp luật.

2. Đối tượng bị xử lý vi phạm pháp luật

Các đối tương bị xử phạt vi phạm hành chính hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ bao gồm:

– Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.

– Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

Như vậy, khi các đối tượng trên có hành vi kinh doanh, tàng trữ hàng hoá không rõ nguồn gốc tùy thuộc vào tính chất và mức đôh nguy hiểm của hành vi vi phạm mà có những hình thức xử lý phù hợp.

3. Xử lý vi phạm những hành vi kinh doanh, tàng trữ hàng hoá không rõ nguồn gốc

3.1. Xử lý Hành chính

Những hành vi vi phạm kinh doanh, tàng trữ hàng hoá không rõ nguồn gốc được quy định xử lý như sau:

– Người kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP với mức phạt tiền cao nhất lên đến 100 triệu đồng và bị buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.

– Ngoài ra sẽ phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP

  • Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;

+ Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

  • Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

Như vậy, những hành vi vi phạm kinh doanh, tàng trữ hàng hoá không rõ nguồn gốc về hành chính thì sẽ bị xử lý theo quy định hành chính như trên.

3.2. Xử phạt hành vi vi phạm theo quy định Hình sự

Bên cạnh việc xử lý vi phạm hành chính khi có những hành vi vi phạm kinh doanh, tàng trữ hàng hoá không rõ nguồn gốc thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

  • Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về Tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với hình phạt tù cao nhất lên đến 20 năm và có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

+ Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tuy nhiên, để cấu thành tội buôn lậu phải đảm bảo đó là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới các mặt hàng nói trên của người phạm tội là hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để trao đổi trái với các quy định của pháp luật về xuất – nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.

  • Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 189 Bộ luật hình sự thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm
  • Phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  • Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này

Nếu quý khách hàng quan tâm hãy liên hẹ với chúng tôi với đội ngũ Luật sư giỏi chúng tôi sẽ Tư vấn luật một cách tận tình

Tư vấn luật online
Tổng đài: 0918.22.99.88

TƯ VẤN LUẬT TƯƠNG TỰ

TƯ VẤN LUẬT NỔI BẬT

CÁC TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN

Mức phạt khi tàng trữ sử dụng trái phép pháo nổ

Tàng trữ sử dụng trái phép pháo cùng các vấn đề pháp lý liên quan là gì? Hãy the dõi bài viết của Tư...

Quy định mức xử phạt hành vi tàng trữ hung khí nguy hiểm

Tàng trữ hung khí nguy hiểm cùng các vấn đề pháp lý liên quan là gì? Tư vấn luật sẽ giải đáp mọi thắc...