telegram
whatsapp
call
zalo
chat

Hành vi đầu cơ, tích trữ xăng dầu

Đầu cơ là hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính.

Như vậy, tích trữ xăng dầu cùng các vấn đề pháp lý liên quan là gì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tư vấn Luật nha.

  1. Tội tích trữ xăng dầu là gì?

Đầu cơ là hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả với mục đích nhằm bán lại để thu lợi bất chính.

Tàng trữ trái phép là hành vi cất giữ một số lượng hàng hóa, vật thể nhất định, mà việc cất giấu này trái với quy định của pháp luật.

Tội tích trữ xăng dầu là hành vi vi phạm pháp luật về việc cất giữ một số lượng lớn xăng dầu với mục đích bất chính nhằm đem lại lợi nhuận cho đối tượng tàng trữ.

Như vậy, tích trữ xăng dầu đối tượng vi phạm đang cất giữ trái phép một dạng ma túy mà không đúng quy định của pháp luật.

  1. Xử lý các hành vi tích trữ xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Căn cứ Nghị định số 99/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi  tích trữ xăng dầu

+ Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức

+ Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức.

Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

Như vậy, khi có các hành vi vi phạm pháp luật về tích trữ xăng dầu tùy vào mức độ tính chất vi phạm mà có các hình thức xử phạt phù hợp.

3. Xử lý tàng trữ xăng dầu theo quy định hình sự

Bên cạnh việc xử lý theo quy định hành chính thì căn cứ vào Điều 196 Bộ Luật hình sự 2015 hành vi tích trữ xăng dầu xử lý như sau:

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, tàng trữ xăng dầu tùy thuộc vào mức độ tính chất vi phạm mà áp dụng các khung hình phạt theo quy định của pháp luật.

 

 

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 24/7

HÃY GỌI NGAY: 0918 22 99 88

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí cho mọi người với đội ngũ luật sư tư vấn tân tình. Hãy gọi ngày cho chúng tôi để được tư vấn luật miễn phí và chính xác nhất.

LƯU Ý

Tất cả các bài viết được đăng tải trên website: http://giaidapluat.com chỉ mang tính chất tham khảo và không được coi là ý kiến tư vấn để áp dụng trong các trường hợp cụ thể của khách hàng. Nghiêm cấm sao chép, tái bản dưới mọi hình thức khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của GIẢI ĐÁP LUẬT và người gửi yêu cầu tư vấn.

Chuyên Mục: Hành Chính,Hình Sự

Chủ Đề: ,